MYCROWD1: ĐIỀU KIỆN ĐỂ CTY LÊN SÀN NASDAQ

    Chỉ số nasdaq

    #kiemtientrendienthoai
    #cophieucongnghe
    #TRUYỀNTHÔNGMYCROWD1
    #KHOÁHỌCTRỰCTUYẾNSàn #Nasdaq hiện chia thành 3 mức độ yêu cầu đối với công ty niêm yết. Mỗi công ty cần đáp ứng ít nhất 1 trong 3 mức độ này, bên cạnh việc tuân thủ các quy tắc chung cho tất cả các doanh nghiệp.
    Được thành lập từ năm 1971 và định vị là sàn giao dịch điện tử lớn nhất Hoa Kỳ, chuyên giao dịch chứng khoán của các công ty công nghệ cao như Microsoft, Apple, Cisco, Oracle và Dell..., Nasdaq là điểm đến mơ ước của các công ty công nghệ toàn cầu. Tuy nhiên, chỉ những công ty có quá trình xây dựng vững chắc và yếu tố quản trị thuộc hàng đầu mới được cân nhắc vào sàn.
    Yêu cầu niêm yết chung
    Mỗi công ty cần có tối thiểu 1.250.000 cổ phiếu tự do giao dịch khi tiến hành niêm yết, bao gồm cả cổ phiếu được nắm giữ bởi lãnh đạo cao cấp, ban giám đốc hay bất kỳ người chủ hưởng lợi (beneficial owner) nắm giữ hơn 10% cổ phần của công ty.
    Mức giá chào bán thông thường vào thời điểm tiến hành niêm yết phải là 4 USD/cổ phiếu, tuy nhiên, một công ty có thể đạt tiêu chuẩn nếu mức giá đóng cửa thay thế ở mức 3 USD/cổ phiếu hay 2 USD/cổ phiếu nếu công ty đó đáp ứng các yêu cầu khác.
    Bên cạnh đó, mỗi cổ phiếu phải có ít nhất 3 nhà tạo lập thị trường. Người tạo lập thị trường (market-maker) là thuật ngữ nhằm chỉ cá nhân hoặc tổ chức (công ty) đứng ra tự giao dịch một hay một số loại công cụ tài chính, hàng hóa.
    Cách họ giao dịch là tự mình định ra mức giá mua vào và bán ra của những loại tài sản, hàng hóa trong danh mục kinh doanh của họ. Mức chênh lệch giá mua giá bán và những biến động giá là phương tiện chủ yếu để market-maker tìm kiếm lợi nhuận.
    Sàn giao dịch là nơi market-maker hoạt động nhộn nhịp, ngay cả khi các hệ thống giao dịch hoàn toàn được điện tử hóa.
    Thị trường Nasdaq là ví dụ điển hình khi sử dụng một số market-maker chính thức và cạnh tranh với nhau cho một loại chứng khoán nào đó. Những nhà tạo lập thị trường này được yêu cầu phải bảo đảm giao dịch hai chiều, cả mua và bán, trong giờ giao dịch.
    Do họ có nghĩa vụ phải mua và bán chứng khoán ở mức giá họ tự định cho các giao dịch hai chiều, nên chứng khoán có tính thanh khoản. Điều này giúp đảm bảo chức năng quan trọng nhất của thị trường chứng khoán là duy trì tính thanh khoản của tài sản tài chính.
    Mỗi công ty niêm yết đều phải tuân thủ các quy tắc 4350, 4351 và 4360 về quản trị doanh nghiệp của Nasdaq. Mỗi công ty đều phải có ít nhất 450 cổ đông lô tròn (cổ đông nắm giữ ít nhất 100 cổ phiếu, hoặc bất kỳ nhóm cổ phiếu nào có thể chia hết cho 100, như 500, 2.600 hay 14.300), hoặc 1.200 cổ đông hoặc 550 cổ đông với khối lượng giao dịch trung bình 1,1 triệu cổ phiếu trong vòng 12 tháng qua.
    3 tiêu chuẩn niêm yết
    Bên cạnh các yêu cầu chung, mỗi công ty phải đáp ứng mọi quy định trong ít nhất 1 trong 3 mức độ tiêu chuẩn dưới đây.
    Tiêu chuẩn niêm yết thứ nhất (Listing Standard No. 1):
    Công ty phải có tổng lợi nhuận trước thuế trong 3 năm liền kề gần nhất đạt ít nhất 11 triệu USD, hoặc trong 2 năm liền kề gần nhất đạt ít nhất 2,2 triệu USD và không có năm nào trong 3 năm liền kề gần nhất chịu lỗ.
    Tiêu chuẩn niêm yết thứ hai:
    Công ty phải có dòng tiền tối thiếu đạt 27,5 triệu USD trong 3 năm tài chính gần nhất, không có dòng tiền âm trong bất kỳ năm nào thuộc 3 năm trên.
    Thêm vào đó, giá trị thị trường trong 12 tháng gần nhất phải đạt ít nhất 550 triệu USD và doanh thu trong năm tài chính liền kề đạt tối thiểu 110 triệu USD.
    Tiêu chuẩn niêm yết thứ ba:
    Công ty có thể không cần đáp ứng yêu cầu về dòng tiền trong tiêu chuẩn niêm yết thứ hai nếu có giá trị thị trường trung bình trong 12 tháng gần nhất đạt tối thiểu 850 triệu USD và doanh thu trong năm tài chính liền trước đó đạt ít nhất 90 triệu USD.
    Nếu công ty không đáp ứng được một trong các tiêu chuẩn, chẳng hạn thu nhập kinh doanh, thì phải đáp ứng được tiêu chuẩn tối thiểu lớn hơn đối với một yếu tố khác, như doanh thu. Điều này để đảm bảo chất lượng của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch.
    Sau khi được niêm yết, doanh nghiệp phải duy trì được các chuẩn mực kể trên để tiếp tục giao dịch. Việc không đáp ứng được các điều kiện được đặt ra bởi sàn giao dịch chứng khoán sẽ dẫn tới cổ phiếu bị hủy niêm yết.
    Trong số các nguyên nhân chính dẫn tới hủy niêm yết, có thể kể tới việc giá cổ phiếu hoặc giá trị thị trường của doanh nghiệp rơi xuống dưới mức tối thiểu.

    #mycrowd1#Điều#kiện#Để#cty#lên#sàn#nasdaq

    0 Comments and 0 replies
arrow_drop_up